Một sáng nào đó khi thức dậy, bạn chợt phát hiện cổ mình căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu, tăng lên khi cố làm động tác quay cổ.

1. Vì sao lại xuất hiện tình trạng vẹo cổ sau khi ngủ dậy? 

Tình trạng ngủ dậy cổ bị vẹo có thể đến từ các nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Nằm ngủ không đúng tư thế: Nằm sấp, nằm nghiêng khi ngủ dễ khiến mạch máu tại vùng cổ bị đè, làm lượng oxy vận chuyển đến các tế bào bị giảm xuống. Từ đó dẫn đến hiện tượng cổ bị đau khi ngủ dậy.
  • Dùng gối đầu quá cao hoặc quá thấp: Nếu gối đầu quá cao, cổ sẽ bị gập về phía trước gây tình trạng mỏi gáy. Còn nếu dùng gối đầu quá thấp, cổ lại bị ngửa về phía sau vô tình tạo áp lực lên phần dây chằng cột sống khiến cổ bị mỏi và đau.
  • Chấn thương: Một số chấn thương ở vùng cổ khi chơi thể thao, tập thể dục có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau, vẹo cổ.
  • Do tình trạng bệnh lý: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hai bệnh lý xương khớp dễ ảnh hưởng đến vùng cổ, làm xuất hiện cơn đau và vẹo cổ khi ngủ dậy.
  • Lạm dụng quạt và điều hòa khi ngủ: Hơi lạnh từ điều hòa và quạt thổi trực tiếp vào cổ có thể dẫn đến tình trạng vẹo cổ.

2. Mẹo chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy

2.1. Xoay cổ thư giãn 

Nếu nhận thấy cổ có dấu hiệu bị vẹo sau khi thức dậy, bạn nên thực hiện động tác xoay cổ thư giãn. Theo đó, bạn hãy cúi xuống, ngửa lên, quay đầu sang 2 bên và xoay liên tiếp.

Tác dụng chính của những động tác trên là giúp khớp xương tại vùng cổ hoạt động linh hoạt hơn, không bị cứng. Nếu cổ chỉ hơi trẹo, bài tập vận động này sẽ giúp cổ trở lại trạng thái bình thường.

2.2. Chườm đá lạnh 

Nếu bài tập thư giãn cổ không hiệu quả, bạn có thể thử áp dụng các chườm đá lạnh. Phương pháp này rất dễ thực hiện, phù hợp áp dụng nếu cổ bị vẹo khi nằm sai tư thế.

Trước tiên, bạn chỉ cần cho một vài viên đá lạnh vào khăn rồi bọc lại. Sau đó, bạn lần lượt chườm khăn bọc đá lạnh vào vùng cổ bị vẹo khoảng 10 đến 15 phút.

2.3. Chườm ấm 

Bên cạnh chườm lạnh, chườm ấm cũng là mẹo chữa sau khi ngủ dậy tương đối hiệu quả. Bởi hơi ấm có tác dụng kích thích các cơ thư giãn, tăng cường khả năng lưu thông máu. Bên cạnh chữa trẹo cổ, chườm ấm còn giúp giảm đau. Dưới đây là một số phương pháp chườm đá, bạn có thể áp dụng.

  • Chườm ấm dung dịch giấm: Trước tiên, bạn dùng khăn bông mềm thấm một chút giấm rồi chườm lên cổ. Tiếp theo, bạn sử dụng túi nhiệt ấm (từ 50 độ C đến 60 độ C) chườm vào cổ, duy trì trong khoảng nửa tiếng.
  • Sử dụng bột sắn dây để chườm ấm: Bạn lần lượt cho khoảng 100gam bột sắn dây, 50gam bạch thược và 20 gam vào một chiếc túi vải, đun nóng trong khoảng nửa tiếng. Sau đó, bạn vớt túi vải, đợi khi nhiệt độ đạt khoảng 50 độ C đến 60 độ C thì chườm lên cổ.
  • Chườm ấm bằng muối rang nóng: Bạn rang nóng khoảng 100 đến 200 gam muối tinh. Tiếp theo, bạn đổ muối vừa rang vào một chiếc túi vải hay khăn mềm, chờ đến khi nhiệt độ hạ bớt rồi chườm lên cổ. Lưu ý, bạn không nên chườm khi muối còn quá nóng (dễ bị bỏng).

2.4. Tiến hành massage vùng cổ

Nếu nhận thấy cổ bị trẹo hoặc bị căng cứng khi vừa ngủ dậy, bạn có thể thử massage nhẹ nhàng. Tác dụng chính của việc massage là giảm triệu chứng căng cứng, sưng đau, giúp khớp cổ hoạt động trơn tru hơn.

Trong quá trình massage cổ, bạn hãy thử thoa thêm chút dầu gió. Tác dụng chính của dầu gió là làm nóng, kích thích khả năng lưu thông khí huyết, giúp giảm cơn đau, tạo cảm giác khoan khoái.

2.5. Một số phương pháp khác

Ngoài 5 mẹo trên, bạn còn có thể áp dụng một số phương pháp khác để chữa chứng vẹo cổ thường gặp sau khi ngủ dậy. Chẳng hạn như:

  • Dùng các loại thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Áp dụng một vài bài tập vật lý trị liệu, nhằm duy trì tính linh hoạt của khớp cổ.
  • Sử dụng đeo vai chuyên dụng để duy trì tư thế phù hợp, hạn chế tình trạng cổ bị vẹo.

3. Cách phòng ngừa vẹo cổ sau khi ngủ dậy 

Chỉ cần chú ý một chút, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng vẹo cổ sau khi ngủ dậy. Chẳng hạn như áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Duy trì tư thế ngủ phù hợp: Bạn nên nằm thẳng, thả lỏng cơ thể khi ngủ.
  • Sử dụng gối đầu phù hợp: Chọn loại gối có độ cao phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp, bề mặt gối mềm mại và êm ái.
  • Không duy trì một tư thế quá lâu: Khi vui chơi hay làm việc, bạn cũng không nên duy trì một tư thế trong thời gian dài. Thi thoảng, cần thay đổi tư thế để cơ thể bớt mỏi, giảm áp lực lên phần cổ và vai.
  • Giữ ấm cơ thể khi ngủ: Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn phải đắp chăn ấm, không để hở cổ. Vào mùa hè nếu sử dụng quạt và điều hòa, cũng không nên để hơi lạnh quạt trực tiếp vào vùng cổ.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày: Duy trì cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng, thực hiện một số bài tập kích thích khả năng hoạt động linh hoạt của cổ.
  • Thăm khám sức khỏe: Duy trì khám sức khỏe ít nhất 2 lần / nằm để phát hiện sớm bệnh lý liên quan đến xương khớp, dễ ảnh hưởng đến vùng cổ.
  • Sử dụng thiết bị điện tử đúng tư thế: Khi sử dụng điện thoại, máy tính, bạn cần duy trì khoảng cách phù hợp, cổ không quá cúi hay quá ngẩng lên. Khi nghe điện thoại, bạn không nên kẹp máy giữa vai và tai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.