Đa phần các cơn đau lưng là triệu chứng báo hiệu sự sai lệch trong cấu trúc cột sống thắt lưng và vùng xương cụt. Nếu không điều trị ngay có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, gây ra sự khó chịu và cản trở việc đi lại, cử động hàng ngày. Vậy làm sao để hết đau lưng?

1. Những thói quen xấu thường ngày dẫn tới mỏi lưng

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lâu dài lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỏi lưng như:

Đi giày cao gót

Giày cao gót là một trong những thủ phạm dễ thấy nhất gây ra chứng mỏi lưng ở chị em phụ nữ. Bởi khi đi giày cao gót, trọng lượng cơ thể bị dồn về phía trước. Do đó, phần lưng phải hoạt động tối đa để cố gắng duy trì thăng bằng cho cả cơ thể. Chính điều này đã tạo ra áp lực, căng thẳng lên cơ và dây chằng trên lưng, gây ra chứng mỏi lưng.

Hạn chế vận động

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế chứng mỏi lưng. Vì khi vận động, cơ bắp ở lưng được tăng cường hoạt động, giảm căng thẳng và tăng độ linh hoạt.

Tuy nhiên, những người hoạt động trong môi trường công việc đòi hỏi phải đứng lâu, hoặc ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, ít có điều kiện hoạt động vật lý thường phải hứng chịu cơn mỏi lưng do các cơ và dây chằng trên lưng không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và lượng oxy cần thiết, dẫn đến các dấu hiệu mỏi lưng.

Căng thẳng

Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, những cảm xúc lo âu, stress, căng thẳng từ công việc hoặc gia đình là điều không thể tránh khỏi. Khi trải qua những cảm xúc này, không chỉ tâm trạng con người phải hứng chịu mà còn cả cơ thể vật lý cũng phải trải qua một số hậu quả nhất định, và một trong số đó là chứng mỏi lưng.

Đặc biệt xác suất xảy ra chứng mỏi lưng sẽ cao hơn khi trải qua giai đoạn dài căng thẳng. Bởi vì khi con người căng thẳng, cơ bắp có thể bị co lại, dẫn tới cảm giác mỏi lưng.

Thời tiết thay đổi

Cảm giác mỏi lưng xuất hiện khi thời tiết thay đổi là điều không thể tránh khỏi ở nhiều người, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Thời tiết chuyển lạnh làm cho mạch máu hoặc dây chằng ở vùng lưng hoạt động co giãn trở nên bất thường.

Từ đó, gây ra triệu chứng khó chịu, đau đớn và mỏi lưng. Khi thời tiết thay đổi, để giảm thiểu chứng mỏi lưng, có thể phòng chống chứng mỏi lưng bằng cách chủ động giữ ấm cho cơ thể và lưng bằng cách mặc thêm quần áo ấm.

Sinh hoạt không đúng tư thế

Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, ngồi và đứng không đúng tư thế ảnh hưởng đáng kể đến cột sống. Khi cơ thể không giữ được trạng thái căng bằng, cột sống bị uốn cong, áp lực lúc này tập trung ở một vài điểm trụ nhất định trên cột sống, từ đó gây ra chứng mỏi lưng.

Ngoài ra, tư thế ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mỏi lưng, nếu sử dụng đệm quá cứng hoặc quá mềm. Bởi điều này gây ra chứng võng cột sống.

2. Những nguyên nhân bệnh lý dẫn tới mỏi lưng

Các bệnh lý dưới đây cũng có thể dẫn đến tình trạng mỏi lưng:

Người mắc cách bệnh về xương khớp

Người có các bệnh như: Bệnh viêm khớp, bệnh gút, loãng xương, thoái hóa đốt sống, đau dây thần kinh tọa, đau xơ cơ… có thể bị mỏi lưng do các bệnh này ảnh hưởng.

Thiếu Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và sử dụng canxi. Khi thiếu vitamin D, cơ thể không thể hấp thụ canxi đủ để duy trì sức khỏe của xương, dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến xương như mỏi lưng. Ngoài ra, vitamin D cũng có tác dụng giảm đau và làm giảm việc viêm trong các bệnh lý xương khớp, giúp giảm mỏi lưng và các triệu chứng khác.

Bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận có thể gây ra chứng mỏi lưng. Điều này càng rõ hơn khi sỏi di chuyển trong ống thận, gây tắc nghẽn. Cơn đau có thể lan từ vùng thắt lưng lên vùng lưng dưới gây ra cảm giác đau đớn khó chịu.

3. Khắc phục mỏi lưng ngay tại nhà

Bằng các thao tác đơn giản dễ thực hiện, người bị mỏi lưng có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà để khắc phục và làm giảm bớt mức độ của cơn mỏi lưng.

Tập thể dục

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng là trong những biện pháp hiệu quả để xua đuổi cơn mỏi lưng. Các bài tập có thể tham khảo như: Đi bộ, chạy bộ hoặc đi xe đạp,… vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa giúp giảm mỏi lưng.

Khi cơ bắp được tăng, nó sẽ đóng góp một phần đáng kể vào việc giảm áp lực lên khớp và mô mềm. Không những thế, vận động giúp cho cơ thể nói chung và cột sống nói riêng tăng được độ linh hoạt. Từ đó hạn chế được mỏi lưng.

Ngoài ra, vận động còn là một trong những cách hiệu quả giúp giảm đáng kể tình trạng căng thẳng, lo âu, cải thiện tâm trạng. Bởi khi vận động thường xuyên, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone endorphin và giảm đáng kể cortisol. Từ đó, hạn chế được nguyên nhân mỏi lưng gây ra từ vấn đề căng thẳng.

Chú ý đến chế độ ăn

Một chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng cần thiết trong việc duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Người bị mỏi lưng cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C,… vào trong khẩu phần ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho xương khớp.

Nếu tình trạng mỏi lưng kéo dài dai dẳng dù đã thử qua các phương pháp, những triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm, người bệnh cần đến ngay phòng khám để được các bác sĩ thăm khám để có chuẩn đoán chính xác, kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.